Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 05: Khai thị Thiền Tông

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông

Ngài Xá Lợi Phất hỏi:

Từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Đức Phật, quỳ gối, trịch vai áo bên phải, chấp tay, thưa hỏi rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Trước khi Đức Thế Tôn chưa nhập Niết Bàn, con có 3 điều thắc mắc như sau, kính xin Đức Thế Tôn dạy con:
Một: Lúc ban đầu Đức Thế Tôn dạy tu dụng công để được thành tựu, nhưng sau cùng Đức Thế Tôn lại dạy là tu Thiền Thanh Tịnh không được dụng công?
Hai: Đời Mạt pháp, loài Người rất thông minh, chắc có lẽ họ dễ dàng nhận ra cái Thức vô trụ mà Như Lai dạy chúng con ở trong các kinh điển, có phải như vậy không?
Ba: Đức Thế Tôn có dạy: Người chửi Đức Thế Tôn, tội không nặng bằng khinh chê Pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Sao lại có điều kỳ lạ này, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

Đức Phật dạy Ngài Xá Lợi Phất câu hỏi thứ nhất:

– Này Xá Lợi Phất, ông hỏi như vậy rất phải, Như Lai đưa ra ví dụ như sau ông sẽ hiểu: Như có 6 người cùng tu, mỗi người tu một Pháp môn:

Người thứ nhất:
Tu Thiền quán, tưởng, họ quán và tưởng tượng vật nhỏ ra lớn, lớn thành nhỏ, người tu như vậy được thành công.

Người thứ hai:
Tu Thiền nghi, tìm, họ thực hiện được thành công.

Người tu thứ ba:
Tu niệm Mật chú, người tu như vậy, thấy được Đức Phật Tỳ Lô Xá Na.

Người tu thứ tư:
Tu niệm Phật A Di Đà, họ thấy được Đức Phật A Di Đà.

Người tu thứ năm:
Họ lạy, cầu xin, sám hối, họ cảm nhận được thân tâm rất nhẹ nhàng.

Nói chung, năm người tu nói trên, người nào cũng tu thành công cả. Các người ấy, mỗi người nếu nói về Pháp môn tu của mình, họ đều chứng minh được cả.

Nhưng ông phải biết: Những thành tựu của 5 người nói trên dụng công tu chỉ là Vọng thức nhận ra đó mà thôi, tức còn nằm trong Vật lý Âm Dương của Trần gian này.

Như Lai lặp lại cho ông rõ: Trong một Tiểu thiên Thế Giới có 1.000 Tam Giới, mà trong một Tam Giới có 33 cõi trời, thấp nhất là trời Ngọc Hoàng Thượng Đế, còn cao nhất là cõi trời Phi Phi Tưởng Xứ. Dù tu hành thành tựu Pháp môn nào cũng còn nằm trong Nhân – Quả cả, Như Lai đã dạy rõ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Phần này, Như Lai đem cốt truyện của 5 anh em mù rờ voi ông sẽ rõ hơn:

– Anh Thứ Nhất:
Rờ trúng cái đuôi, anh bảo là con voi giống như cây chổi.

– Anh thứ hai:
Rờ trúng cái chân, anh ta bảo là con voi giống như cây cột.

– Anh thứ ba:
Rờ trúng cái bụng, anh ta bảo là con voi giống như cái trống.

– Anh thứ tư:
Rờ trúng vành tai, anh ta bảo con voi giống như cái quạt.

– Anh thứ năm:
Rờ trúng ngà, anh ta bảo con voi giống như cây vót nhọn.

Sự hiểu biết của các anh ấy không sai sót chút nào.

Vì sao vậy?
Vì các anh ấy không thấy toàn thể con voi nên suy tưởng ra cái gì nói cái nấy.

Còn anh thứ sáu:
Không dụng công tu các Pháp môn; các lối dụng công tu giống như các anh mù rờ voi vậy, cho nên anh thứ 6 này biết mình đang mù, anh lo tìm thầy thuốc trị bệnh mắt mình cho sáng ra, tự nhiên anh ta thấy con voi không phải như các anh mù nói, tức anh không cần dụng công tu Pháp môn nào cả, mà lại biết rõ ràng về con voi.

Đức Phật dạy thêm:

– Ông biết đó, hoài bão của Như Lai dạy ở cõi Ta bà này là cho chúng sanh biết được chân thật nơi mình và vạn vật để được Giác Ngộ và Giải Thoát, chứ không dạy tìm kiếm cái gì trong Vật lý Âm Dương của Trần gian này. Vì thành tựu bất cứ thứ gì do Vật lý Âm Dương đều là nằm trong sự cuốn hút của Nhân – Quả cả, mà hoài bão của Như Lai là muốn cho chúng sanh trong cõi Ta bà này hiểu: Tu pháp gì còn trong Luân hồi, tu pháp gì ra khỏi trầm luân.

Các ông nên biết, sự sống của động vật hay thực vật trong Tam Giới này, dù thô hay tế, đều là nằm trong Nhân – Quả cả. Do đó, nếu các ông quán để được, tìm để có, là những thứ bỏ đi. Sau cùng, Như Lai muốn dạy các ông hãy trực nhận tánh Thấy, tánh Nghe, tánh Biết chân thật của chính mình. Cái hay Thấy, cái hay Nghe mà tự nhiên Biết đó, nó là tự nhiên chân thật ở sẵn trong thân tứ đại của các ông, gọi là Tự tánh nghe, nếu thân các ông không còn duyên hợp nữa, bị tan rã, mà các ông còn tạo nghiệp, tức còn bị lực hút của Nhân – Quả, bắt buộc các ông phải tuân theo không cách nào cưỡng lại được.

Còn như các ông không chạy theo Nhân – Quả, biết sống trong cái Thanh Tịnh chân thật của chính các ông, khi thân tứ đại này hết duyên kết hợp, tức khắc, tâm Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri ấy, nó tự nhiên là cái ý Thanh Tịnh nằm trong vỏ bọc Tánh Phật. Nếu các ông biết tạo ra Công đức, Công đức ít, chư Phật trong Phật giới bủa Điện từ Quang hút Tánh Phật của các ông vào Phật giới, hay gọi là Bể tánh Thanh Tịnh nơi Mười phương chư Phật ở, mà loài Người gọi là Niết Bàn.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *