Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 05: Khai thị Thiền Tông

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông

Ông Ưu bà tắc, Uất Đầu Thệ Chí:

Từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Đức Phật, quỳ gốì, chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Ban đầu Đức Thế Tôn dạy chúng con tu các Pháp môn Thiền quán, tưởng, Thiền nghi, tìm, rồi tu niệm Phật A Di Đà, niệm Mật chú, sau cùng Đức Thế Tôn dạy chúng con tu Pháp môn Thanh Tịnh Thiền. Không biết các Pháp môn ấy sai biệt chỗ nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

Đức Phật dạy ông Ưu bà tắc uất Đầu Thệ Chí:

– Này ông Uất Đầu Thệ Chí: Phần ông hỏi, Như Lai phải đưa ra ví dụ như sau ông mới dễ hiểu, sở đĩ, ban đầu Như Lai dạy các ông các pháp: Quán, tưởng, nghi, tìm, niệm, là vì các Pháp môn ấy, khi các ông tu dụng công thật niêm mật sẽ có kết quả như:

– Tu Thiền, quán, tưởng, có hình tướng rất kỳ diệu.
– Tu Thiền nghi, tìm, có thành tựu, ngoài sức tưởng tượng của con người.
– Tu niệm Phật, thấy được Đức Phật mình muốn thấy.
– Tu niệm Mật chú, thành tựu được kỳ diệu của tâm Vật lý mình.

– Còn tu Thanh Tịnh Thiền, không thấy, cũng không thành tựu cái gì cả, mà chỉ hay ra mình có Phật tánh của chính mình là đủ. Phật tánh của chính mình là trùm khắp, trong sáng, biết tất cả, …

Nhưng Phật tánh của mỗi người rất diệu dụng, vô sanh và cũng vô trụ, nhưng vì loài Người không biết nên chạy theo cái bóng của vọng tưởng nên bị Luân hồi! Người tu Thanh Tịnh Thiền là trở về nguồn gốc của chính mình, chỉ có như vậy thôi.

Các ông hiện đang sống do sự chi phối của Vật lý Trần gian này, nên thích tu nhận được cái này, thành tựu cái kia. Vì vậy, Như Lai dạy tu Thanh Tịnh Thiền: Không nhận được gì mà chỉ trở về nguồn cội của chính mình, các ông nghe không hấp dẫn, nên từ bỏ Pháp môn tu Thiền này. Như Lai dạy chỗ sâu mầu trong Đạo lý chân chính như sau:

– Ở trong Thế Giới Dục giới này: Bất cứ cái gì có hình tướng đều là cái bóng của Vật lý Trần gian này. Do đó, cái bóng thì không thể nào là chân thật được, Như Lai phải dùng lời năn nỉ các ông, các ông nên nhận Phật tánh của chính mình, đừng nhận bất cứ thứ gì ở Trần gian này. Vì ai nhận được Phật tánh của chính mình rồi, dù châu báu đầy dẫy nơi Thế Giới này cũng không so bì được!

Đức Phật dạy thêm:
– Này ông Uất Đầu Thệ Chí: Như Lai dùng hình thể sau đây ông sẽ rõ 6 pháp tu mà Như Lai dạy suốt 49 năm nơi cõi Ta bà này:

1- Người tu quán, tưởng, khi thành tựu: Di chuyển được một phần vật chất rất nhỏ, nên gọi là Tiểu thừa.
2- Lý luận những gì có trong Vũ Trụ, vạn vật, trên trời, dưới đất. Khi được thông suốt chỉ là lời nói thôi. Không lớn, không nhỏ gọi Trung thừa.
3- Nghi, tìm, trong vạn vật, hữu hình hoặc vô hình. Khi được thành tựu, biết được tất cả, nên gọi là Đại thừa.
4- Niệm Phật: Để nhìn thấy cái ảo bóng của vị Phật. Nhờ vị Phật này rước về nước của Ngài ở. Cõi Ngài là Tịnh Độ.
5- Niệm câu Thần chú: Để cho có hiện tượng lạ. Gọi là Mật chú.
Năm Pháp môn nói trên: Như Lai sử dụng tâm tựu hội của Vật lý để tu. Vì vậy, tu Pháp môn nào cũng thành tựu trong Vật lý cả. Do đó, Như Lai dạy: Tu bất cứ Pháp môn nào mà sử dụng tâm tựu hội của Vật lý để tu, đều là thành tựu trong giả dối cả.
6- Thanh Tịnh Thiền: Như Lai dạy: Chỉ trực nhận Phật tánh của chính mình, sống được với Phật tánh ấy là đủ. Còn ai muốn trở về Bể tánh Thanh Tịnh Phật tánh, thì hãy tạo Công đức.

Trên đây là 6 Pháp môn tu mà Như Lai dạy trong suốt 49 năm, cho 2 dạng người:

– Ai tu mà muốn thành tựu trong Vật lý thì tu Pháp môn từ 1 đến 5.
– Còn ai tu muốn Giác Ngộ và Giải Thoát thì tu Pháp môn thứ 6 là Như Lai Thanh Tịnh Thiền.

Ông Uất Đầu Thệ Chí chăm chú nhìn, nghe Đức Phật dạy, đến nổi nước mắt tuôn ra nhiều mà không hay. Khi Đức Phật dạy xong, ông mới hay mình khóc hồi nào mà không biết, ông hết sức vui mừng đảnh lê Đức Phật rồi lui ra.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Khai thị Thiền Tông 👉  Xem tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *