Đệ tửThiền Tông

15 vị Đệ tử Thiền Tông của Đức Phật

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những Người trong và ngoài nước đọc… Để hiểu thêm phần nào những việc liên quan được nhắc đến trong Pháp môn Thiền Tông về cuộc đời của: Đức Phật, Giáo đoàn và Đệ tử của Ngài, qua tham khảo một số bài viết dưới đây.  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông

⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới 👉  Xem
⭐️ Tam Giới – Hệ Mặt Trời👉  Xem

⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉  Xem
⭐️ Giáo Lý Đạo Phật Thiền Tông 👉  Xem
⭐️ Mạch nguồn Thiền Tông 👉  Xem


✍️ Mục lục: Đức Phật, Giáo đoàn và Đệ tử của Ngài

15 vị Đệ tử Thiền Tông của Đức Phật 

⭐️ Ở trong Hang núi Kỳ Xà Quật có tất cả 15 Đệ tử của Đức Phật gồm:

1. Tỳ kheo Tôn giả A Nan Đà, vị đứng ra đọc tập Huyền Ký.

2. Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp

3. Tỳ kheo Kiều Trần Như

4. Tỳ kheo Kiều Trần Na

5. Tỳ kheo Kiều Trần Thi

6. Tỳ kheo Kiều Trân Nhi

7. Tỳ kheo Kiều Trần Nga

8. Tỳ kheo Ma Nam

9. Tỳ kheo Át Bệ

10. Tỳ kheo Thực Lực.

11 Tỳ kheo Mã Hiền.

12. Cư sĩ nam Duy Ma Cật.

13. Cư sĩ nam Thân Thệ Chí Phương

14.  Cư sĩ nam Phát Trường Mạnh Quân.

15.  Cư sĩ nữ Lam Thi Phương Vũ.

Khi Tỳ kheo Tôn giả A Nan Đà đọc tập Huyền Ký xong, đức Phật dạy Ông Ma Ha Ca Diếp như sau:

– Này Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp, tập Huyền Ký mà Tỳ kheo Tôn giả A Nan Đà vừa đọc xong, Như Lai đã duyệt. Ông là Người đệ tử duy nhất của Như Lai đạt được lý sâu mầu của Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền. Còn một năm nữa Như Lai trở về Phật Giới, là quê hương cũ của Như Lai. Như Lai là vị Phật dạy Pháp môn Giải Thoát này, sau Đức Phật Ca Diếp cách đây 7.890 năm.

Vị Phật nào cũng vậy, khi thành Phật, không ai trong loài Người sống thời kỳ “Đồ đồng” chấp nhận Pháp môn Giải Thoát này cả, mà phải nhờ Môn đồ nào “Kiến bằng Tánh Phật Thanh Tịnh” của mình, thì mới hiểu thấu được.

Nay Ông đã “Kiến bằng Tánh Phật Thanh Tịnh” của Ông, nên Như Lai nhờ Ông bí mật mang tập Huyền Ký này đi, lần lượt truyền cho các Người sau để đến đời mạt pháp, giao cho “Long Nữ” ở đất “Rồng” của nước “Rồng”, để đến đời Mạt Thượng Pháp, Con Long Nữ cho phổ biến và công bố ra, thì Người tu theo đạo của Như Lai mới biết Công thức trở về Phật Giới được. Vậy, Ông cố gắng giúp Như Lai.

Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp nghe Đức Phật dạy như vậy, Ông liền quỳ gối đưa hai tay lên nhận lấy tập Huyền Ký và hứa với Đức Phật như sau:

Kính bạch Đức Thế Tôn, con xin vâng lời Đức Thế Tôn dạy. Vậy, Đức Thế Tôn cho con hỏi, khi con lớn tuổi, con phải trao tập Huyền Ký này lại cho ai để tiếp tục bí mật truyền đi, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?

Đức Phật dạy:

Này Tỳ kheo Ma Ha Ca Diếp, khi lớn tuổi Ông truyền lại cho Ông A Nan Đà,
tiếp nối Ông truyền đi.

Ông cũng tổ chức hành lễ truyền Pháp môn Thanh Tịnh thiền này giống như Như Lai đã truyền cho Ông vậy. Khi Ông A Nan Đà được Ông hành lễ truyền Thiền Thanh Tịnh xong, Ông dạy Ông A Nan Đà đổi danh gọi là “Thiền Tông”.

Vì sao phải đổi danh như vậy? Vì Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này bắt đầu truyền theo tông pháp rõ ràng, để đến đời Mạt pháp Long Nữ ở đất Rồng của nước Rồng nhận được. 50 năm sau đó, con Long Nữ phổ biến và công bố ra.

Đức Phật trao tập Huyền Ký cho Ông Ma Ha Diếp

⭐️ Đức Phật đọc bài Kệ như sau:

Giải Thoát là đạo Thích Ca
Cầu xin, lạy lục là Ma dạy Người
Giải Thoát giúp cho nhiều Người
Trở về Phật Giới muôn đời an vui.

Giải Thoát lìa bỏ cái Tôi
Sống với Tánh Phật là thôi Luân hồi
Giải Thoát hành đúng được rồi
Không còn sanh tử Luân hồi Thế gian.

Giải Thoát ra khỏi Trần gian
Không còn ràng buộc Thế gian khổ sầu
Giải Thoát, Pháp môn không cầu
Sống với Tánh Phật là câu tu thiền.

Thiền Thanh ta chỉ truyền riêng
Cho Ma Ha Ca Diếp truyền riêng Pháp này
Thiền Thanh ta dạy như vầy
Chỉ cần Thanh Tịnh đứt dây Luân hồi.

Thiền Thanh hành đúng được rồi
Luân hồi Sanh – Tử là thôi tìm mình
Ca Diếp phải ráng giữ gìn
Truyền theo Nguồn Thiền để giúp Người sau.

“Long Nữ” nhận được đời sau
Pháp thiền Thanh Tịnh đời sau phổ truyền
Truyền riêng ở tại “Chùa Thiền”
Giúp Người Giải Thoát về “Miền Quê Xưa”.

Năm Châu rõ hết ngày xưa
Như Lai đã dạy Thiền xưa nơi này
Nay tại Kỳ Xà Quật đây
Huyền Ký thiết lập Ta đây giao Người.

Nhiệm vụ của Ông vì đời
Lưu truyền Thiền học người Người thoát thân
Huyền Ký ta giao trọn phần
Về nhận sứ mạng, là phần của Ông.

Muôn Người hậu thế chờ mong
Pháp thiền Giải Thoát ở trong tay Người
Hôm nay, chứng kiến nhiều người
Ông hãy giữ lấy truyền Người hậu lai.

Thiền Thanh chỉ một không hai
Pháp thiền Giải Thoát, Như Lai hoàn thành
Nhiệm vụ của Ta đã thành
Pháp thiền Thanh Tịnh để dành Người sau.

Ngày sau dân trí lên cao
Mới dạy Thiền học tuyệt cao ở trần
Như Lai chỉ dạy đôi phần
Ông ráng gìn giữ, lần lần chuyển đi.

Nan Đà nhận được Thiền thì
Giao lại Huyền Ký truyền thì Tổ sau
Thiền Tông Ông dạy như sau:
Dụng công Quán, Tưởng, không sao thoát Trần.

Thiền Tông Thanh Tịnh chỉ cần
Buông – Dừng – Thôi – Dứt đường Trần rời ta
Ta là Đức Phật Thích Ca
Truyền được Huyền Ký là Ta xong truyền

Các Ông ở lại bình yên
Hai bốn ngày nữa ta liền “Về Quê”.

Nguồn Thiền Tông

 Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 10: Huyền Ký của Đức Phật 👉  Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *