Sách Tâm Linh

Con Mắt thứ ba – Tây Tạng Huyền Bí

Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong qua trình Học và Hành theo Thiền Tông, với tinh thần cầu thị và Nhân duyên lớn đã đưa đến và biết được các Sách, Video của các Tác giả, những người yêu thích sưu tầm và đăng tải giúp cho việc học Thiền Tông có cách nhìn toàn diện hơn; Một số tác phẩm hay có thể có liên quan đến Bản quyền, rất mong được lượng thứ, vì Trang Web này chia sẻ không nhằm mục đích thương mại và vụ lợi…  Xin trân trọng giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH   Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Sách Tâm Linh

⭐️ Luân Hồi – Chuyển Kiếp 👉  Xem
⭐️ Con Mắt thứ ba – Third Eye👉  Xem
⭐️ Akashic: Thư viện Vũ Trụ👉  Xem
⭐️ Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa👉  Xem
⭐️ Lượng tử – Quantum👉  Xem
⭐️ Tử Thư Ai Cập – Book of The Dead👉  Xem 

✍️ Mục lục: Con Mắt thứ ba – Tây Tạng Huyền Bí

Giới thiệu Tác giả và Sách
Chương 1  ⭐️ Thời Thơ ấu 👉  Xem
Chương 2  ⭐️ Lời Tiên tri 👉  Xem
Chương 3  ⭐️ Tôi chuẩn bị Xuất gia 👉  Xem
Chương 4  ⭐️ Trước thềm Chánh điện 👉  Xem
Chương 5  ⭐️ Tập làm Tu sĩ 👉  Xem
Chương 6  ⭐️ Đời sống trong Tu viện 👉  Xem
Chương 7  ⭐️ Luyện Thần Nhãn 👉  Xem
Chương 8  ⭐️ Yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma 👉  Xem
Chương 9  ⭐️ Trại Hoa hồng 👉  Xem
Chương 10 ⭐️ Tín ngưỡng và Sinh hoạt 👉 Xem
Chương 11 ⭐️ Trở thành Tu sĩ 👉  Xem
Chương 12 ⭐️ Thảo dược và những Cánh diều 👉  Xem
Chương 13 ⭐️ Trở về Nhà 👉 Xem
Chương 14 ⭐️ Sử dụng Thần Nhãn 👉  Xem
Chương 15 ⭐️ Miền Bắc và những Người Tuyết bí ẩn 👉 Xem
Chương 16 ⭐️ Tôi được Tấn phong Lạt Ma 👉  Xem
Chương 17 ⭐️ Một cuộc Điểm Đạo 👉  Xem
Chương 18 ⭐️ Tây Tạng – Chào Tạm biệt 👉  Xem


Giới thiệu Tác giả và Sách

VỀ TÁC GIẢ

Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 – 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra.

Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu viện ở Tây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông.

Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.


Bản dịch cuốn The Third Eye

Gia đình EmilGroup chúng tôi lần đầu được biết đến tác giả Tuesday Lobsang Rampa qua cuốn Tây Tạng Huyền Bí của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt – một cái tên đã rất quen thuộc với đông đảo bạn đọc nói chung, và gia đình EmilGroup chúng tôi nói riêng qua rất nhiều bản dịch các tác phẩm khác nhau, như Á Châu Huyền Bí, Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới, Chân sư và Thánh đạo,… Cuốn sách đã hoàn toàn thu hút chúng tôi, vì vậy, chúng tôi đã tìm kiếm và thu thập đầy đủ 19 cuốn sách của tác giả, nhưng trong đó mới có duy nhất cuốn The Third Eye đã được lược dịch ra tiếng Việt.

Từ lòng ngưỡng mộ những tri thức mà Đức Lạt ma-y sĩ Lobsang Rampa đã truyền tải qua bộ sách và với sự kính trọng sâu sắc, chúng tôi đã bắt tay vào nghiên cứu các cuốn sách của ông và bắt đầu dịch một vài cuốn, mong muốn được giới thiệu, chia sẻ đến với mọi người. Đó là những nội dung có giá trị tâm linh cao, những lời chỉ bảo cho lớp người đi sau không ngừng tu dưỡng, nâng cao những phẩm chất tốt đẹp, lấy mục tiêu phụng sự nhân loại làm đầu.

Trong bản dịch cuốn Con Mắt Thứ Ba này, chúng tôi đã sử dụng bản dịch Tây Tạng Huyền Bí của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt và bổ sung một số nội dung, hiệu đính cho sát với bản gốc mà ông đã lược qua hoặc không dịch, với mục đích có được một bản dịch đầy đủ tương ứng với bản gốc tiếng Anh của tác giả. Để quý vị bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin tóm tắt một số điểm hiệu đính chính như sau:

– Tên cuốn sách, chúng tôi lấy tên Con Mắt Thứ Ba cho sát nghĩa với tên cuốn sách trong tiếng Anh The Third Eye thay vì Tây Tạng huyền bí như dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt đã sử dụng.
– Bổ sung giới thiệu tóm tắt về tác giả T.Lobsang Rampa và tóm lược nội dụng những cuốn sách của ông.
– Bổ sung Lời nhà Xuất bản, Lời tựa của tác giả.
– Bổ sung hai chương:
Chương XII: Thảo dược và những cánh diều.
Chương XV: Miền bắc và những người tuyết bí ẩn
– Tách hai chương:
Chương X: Tín ngưỡng và Sinh hoạt, và Chương XI: Trở thành tu sĩ
Chương XVII: Một cuộc điểm đạo, và Chương XVIII: Tây Tạng –
Chào tạm biệt.
– Bổ sung một số đoạn chưa dịch căn cứ theo bản gốc.
Chúng tôi đã cố gắng trình bày nội dung và theo sát nghĩa bản gốc tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi biết vẫn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để các bản hiệu đính về sau sẽ tốt hơn, cũng như rút kinh nghiệm cho các cuốn tiếp theo.

Tổng hợp bởi Emil Group


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Tự truyện của một vị Lạt Ma Tây Tạng là một cuốn sách ghi lại những trải nghiệm độc đáo, và đương nhiên rất khó để chứng thực. Để nỗ lực xác minh những điều Tác giả tuyên bố, Nhà Xuất Bản đã gửi bản thảo tới gần hai mươi độc giả là những chuyên gia tinh thông và có trải nghiệm, một số người còn có những tri thức đặc biệt về chủ đề này. Ý kiến của họ mâu thuẫn đến mức trái ngược nhau. Một số người đặt nghi vấn về phần này hay phần khác trong cuốn sách, trong khi vài chuyên gia khác lại chấp nhận không chút nghi ngờ về những điều mà người khác cho là cần xem xét. Dù sao thì những người làm công tác xuất bản chúng tôi cũng tự hỏi rằng có chuyên gia nào đã trải qua quá trình đào tạo của một Lạt Ma Tây Tạng đạt tới hình thái phát triển cao nhất của nó không? Có ai đó đã lớn lên trong một gia đình Tây Tạng không?

Tác giả Lobsang Rampa đã cung cấp tài liệu chứng minh rằng ông có bằng y khoa của Đại học Trùng Khánh, và trong các văn bằng đó ông được mô tả là một vị Lạt Ma của tu viện Potala ở Lhasa. Nhiều cuộc trò chuyện cá nhân của chúng tôi với ông đã chứng minh ông là một người có quyền năng và tri thức khác thường. Về cuộc sống cá nhân của mình, ông thể hiện sự dè dặt đôi khi khó hiểu; nhưng mọi người đều có quyền riêng tư và Lobsang Rampa có thái độ như vậy có lẽ để che giấu sự an toàn cho gia đình ông vẫn đang sống ở mảnh đất Tây Tạng hiện đang do Trung Quốc quản lý. Thật vậy, một số chi tiết, chẳng hạn như vị trí thực của cha ông ở Tây Tạng, đã được cố tình ngụy trang vì mục đích này.

Vì những lý do này Tác giả buộc phải nhận và đã tự nguyện nhận trách nhiệm duy nhất về những về những gì ông viết trong cuốn sách. Ta có thể cảm thấy rằng đâu đó ông đã giành được sự tin tưởng của người phương Tây, dù cái nhìn của người phương Tây về vấn đề cuốn sách nói tới rất khó để khẳng định.

Không ít nhà xuất bản tin tưởng rằng cuốn sách Con Mắt Thứ Ba này đích thực là cách giáo dục và đào tạo một cậu bé Tây Tạng trong gia đình và ở một tu viện. Chính với tinh thần này mà chúng tôi xuất bản cuốn sách. Chúng tôi tin rằng, bất cứ người nào không phải chúng tôi ít nhất cũng sẽ đồng ý rằng tác giả được trời phú cho một kỹ năng tường thuật đặc biệt, tài năng gợi cảnh và những nét đặc sắc của sự hấp dẫn và thích thú khác thường.


LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ

Tôi là một người Tây Tạng. Một trong số ít người đến được với thế giới phương Tây mới lạ này. Vì tôi chưa bao giờ được học tiếng Anh một cách chính thức nên cấu trúc câu và ngữ pháp trong cuốn sách này còn cần phải học hỏi nhiều. “Trường học tiếng Anh” của tôi là một trại tù của Nhật Bản, nơi mà tôi đã học tốt nhất có thể từ những nữ bệnh nhân-tù nhân người Anh và người Mỹ, còn kỹ năng viết được học bằng phương pháp “thử-sai”.

Giờ đây đất nước thân yêu của tôi đang bị Trung Quốc xâm lược như đã được tiên đoán. Vì lý do này tôi phải giấu tên thật của mình và bạn bè. Là người đã làm nhiều việc để chống lại những kẻ xấu xa, tôi hiểu rằng những người bạn của tôi đang sống trong các nước đó sẽ bị liên luỵ nếu danh tính của tôi bị phát hiện. Vì đã từng ở trong tay bọn chúng, cũng như Nhật Bản, bản thân tôi đã có những trải nghiệm về những gì đòn tra tấn có thể làm, nhưng cuốn sách này không phải viết để nói về điều đó, mà nó viết về một đất nước yêu chuộng hòa bình nhưng đã bị hiểu lầm và bị bóp méo sự thật quá lâu.

Tôi được biết rằng một số điều tôi viết trong cuốn sách bị cho là không thể tin được. Đó là quyền của độc giả, nhưng Tây Tạng là một đất nước bí ẩn đối với phần còn lại của thế giới. Có những người nước ngoài viết một cách chế nhạo khinh miệt là “dân tộc cưỡi rùa biển”. Nhưng nhiều người đã nhìn thấy cá “hóa thạch nguyên vẹn như sống”. Sau này người ta mới phát hiện ra và lấy một mẫu vật bảo quản lạnh chở bằng máy bay sang Mỹ để nghiên cứu.

Những người này đã không được ai tin. Nhưng cuối cùng họ đã được chứng minh là sự thật và đúng đắn. Những điều tôi làm cũng sẽ như vậy.

T. LOBSANG RAMPA
Written in the Year of the Wood Sheep 

 Video: Toàn bộ

Nguồn Internet

✍️ Mục lục: Con Mắt thứ ba – Tây Tạng Huyền Bí 👉  Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *