Thiền Tông

Pháp môn Thiền Tông – VTC 10

Thiền Tông Phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật Giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những Người trong và ngoài nước đọc… Tháng 08/2021 loạt video Truyền Thừa Bí Kíp Thiền Tông – Tuyệt Mật đầu tiên đã được xuất bản và các Video của Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam cho đến nay.  Xin trân trọng Giới thiệu.

  Thiền Tông    Mạng XH    Sách   Giải đáp   Album

✍️ Mục lục: Kinh Vô Tự – Giáo Lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông

⭐️ Càn khôn Vũ Trụ và Phật Giới👉  Xem
⭐️ Tam Giới – Hệ Mặt Trời👉  Xem
⭐️ Địa Giới và Trái Đất 👉  Xem

⭐️ Đạo ở Trái Đất 👉  Xem
⭐️ Quy luật Nhân – Quả – Luân hồi 👉  Xem
⭐️ Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam 👉  Xem
⭐️ Dòng chảy của Mạch nguồn Thiền Tông👉  Xem
⭐️ Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉  Xem

✍️ Mục lục: Chùa Thiền Tông Tân Diệu

Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam – VTC 10 (02/2025) đã phát buổi Tọa đàm về: Tìm hiểu Pháp môn Thiền Tông với BQT Chùa Thiền Tông Tân Diệu, trong Chương trình Câu chuyện Ngày mới; Xin trân trọng Giới thiệu.

✍️ Tọa đàm: Chùa Thiền Tông Tân Diệu – VTC 10

⭐️ Tìm hiểu Pháp môn Thiền Tông

MC Mai Anh: Kính chào Quý vị Khán giả, mời Quý vị cùng đến với Chương trình: Câu chuyện Ngày mới; phát sóng trên Kênh VTC 10 của Đài Truyền hình Kỹ thật số VTC.

Thưa Quý vị, trong Chương trình ngày hôm nay, Mai Anh xin được giới thiệu đến Quý vị Khán giả hai vị Khách mời:

Xin được Trân trọng giới thiệu: Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia.

Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh: Xin chào Khán giả tuyển hình của VTC 10, chào MC Mai Anh.

MC Mai Anh: Vâng, và xin được Trân trọng giới thiệu Thiền Tông Sư Anh Tuấn – Phó Viện chủ Chùa Thiền Tông Tân Diệu:

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Xin chào Khán giả Đâì truyền hình VTC 10, xin chào MC Mai Anh.

MC Mai Anh: Dạ vâng, xin được cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh và Thiền Tông Sư Anh Tuấn đã nhận lời đến tham gia Chương trình ngày hôm nay của chúng tôi.

Thưa Quý vị và các bạn,

Pháp môn Thiền Tông thì mang một ý nghĩa sâu sắc, trong việc dẫn dắt con Người đến Giác Ngộ và Giải Thoát; thông qua con đường tự thân tu tập và trải nghiệm trực tiếp bản chất của Tâm thức. Ý nghĩa của Pháp môn Thiền Tông thể hiện qua các khía cạnh như: Giải Thoát khỏi Vô minh và Khổ đau; Tự do và Tự tại trở về bản Tâm chân thật Trí tuệ và Từ bi, phá bỏ Tư duy Cố chấp.

Nhìn chung thì Pháp môn Thiền Tông mang ý nghĩa cao cả, trong việc dẫn dắt con Người đi tìm sự Giác Ngộ, thông qua chính bản thân mình; tự thân trải nghiệm và chứng ngộ và ngày hôm nay thì chúng ta sẽ cùng hai vị Khách mời tìm hiểu về Pháp môn Thiền Tông.

Phim phóng sự: Là một ngôi Chùa nhỏ nằm khép mình ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh; Chùa Thiền Tông Tân Diệu tỉnh Long An, là nơi đang phổ biến Pháp môn Thiền Tông; đây là Pháp môn được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho Tổ thứ nhất là Tổ Ma Ha Ca Diếp; để vị Tổ này truyền theo dòng Thiền Tông tới 36 vị Tổ.

Pháp môn Thiền Tông được biết đến ở nước Việt Nam, thông qua Đức Vua Trần Nhân Tông là vị Tổ thứ 34 của dòng Thiền Tông. Nhân dân Đại Việt thời bấy giờ gọi Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Hiện nay, tại Tổ đình Chùa Thiền Tông Tân diệu, tổ chức hành theo Pháp môn thứ sáu của Đạo Phật là Thiền Tông, có tên gọi đầy đủ là Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông Việt Nam.

Pháp môn Thiền Tông dạy Người thực hành sống đúng tư cách của một con Người đầy đủ: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín; các Phật tử thực hành theo Pháp môn này ngày một hiểu nhiều hơn về ý nghĩa to lớn của Đạo Phật; có Gia đình thì lo cho Gia đình, có Tổ Quốc thì phụng sự cho Tổ Quốc.

Với ý nghĩa to lớn của Pháp môn Thiền Tông và thực hành theo đúng Giáo Lý nhà Phật; Chùa Thiền Tông Tân Diệu góp phần giảm bớt sự Mê tín Dị đoan nơi Người dân; phù hợp với con đường của Đảng và Nhà nước đang hướng tới: Dân giàu – Nước mạnh – Dân chủ – Công bằng và Văn minh.

MC Mai Anh: Câu hỏi đầu tiên thì có lẽ là xin được dành cho Thiền Tông Sư Anh Tuấn.

Thầy có thể chia sẻ với Khán giả Pháp môn Thiền Tông là gì ạ?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Theo Đạo Phật thì có sáu Pháp môn tu, thứ sáu là Pháp môn Thiền Tông.

Pháp môn Thiền Tông này là được Đức Phật bí mật truyền qua theo dòng Thiền Tông; được 36 vị Tổ Sư Thiền Tông bí mật truyền theo dòng Thiền Tôngthì ở Việt Nam thì có Ngài Điều Ngự Giác Hoàng, đó là Đức Vua Trần Nhân Tông là Tổ thứ 34; tiếp theo 35 là Tổ Pháp Loa và 36 là Tổ Huyền Quang.

Pháp môn thứ sáu này được du nhập vào đi theo dòng Thiền Tông của nó; thì được Đức Vua Trần Nhân Tông là đã hiểu Giác Ngộ khi đó; sau khi mà Ngài đánh giặc Nguyên – Mông xong; hai lần chống giặc Nguyên – Mông xong thì Ngài đã từ bỏ ngôi Vua của mình để mà thực hành theo cái Pháp môn Thiền Tông này, để mà trở về Phật giới; mà Người đời bây giờ vẫn gọi Ngài là Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

MC Mai Anh: Vâng ạ, vậy Pháp môn Thiền Tông thì có những cái điểm gì đặc biệt và các Phật tử thì có dễ dàng để thực hành theo không ạ?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Pháp môn Thiền Tông thì nó nói dễ cũng không dễ, mà nói khó cũng không khó; thì nó đã có cơ bản là quyển Giáo Lý Đạo Phật khoa học Vật lý Thiền Tông. Người học theo Đạo Phật thì họ theo cái cái quyển Giáo Lý này là họ sẽ hiểu được là:

💥Thứ nhất là hiểu về trong Càn khôn Vũ Trụ này là nó có gì trong đó;

💥Thứ hai nữa là trong Càn khôn Vũ Trụ này nó có bao nhiêu cái Hệ Mặt Trời và;

💥Thứ ba là Thế Giới Chư Phật là ở đâu!

💥Và tiếp theo là Phân tích về Nhiệm vụ và Tổ chức của: Phật – Trời – Thần – Thánh – Tiên và Ngạ Quỷ và Tổ chức của Đạo… Đạo Tình Thương Bác Ái và thứ cuối cùng là Đạo Cúng.

Đạo Cúng là nói nói chung, Tôi lấy ví dụ minh họa đó là: thường tháng bảy là Người ta hay cúng Cô Hồn; đấy là được đặt trưng cho Đạo Cúng.

Thiền Tông thì là Phân tích về những cái Pháp môn tu của của Đạo Phật; để mà Phân loại cho Người học, Người theo Đạo Phật họ biết để mà họ thích Pháp môn nào thì họ tu theo Pháp môn đó và nó rất là Thực tế; có nghĩa là khi tu Pháp môn nào thì là Thành tựu là cái gì, là cũng có; chứ không phải mơ hồ, là nói chung chung là không được.

MC Mai Anh: Vậy Pháp môn Thiền Tông thì các Phật tử có dễ dàng để thực hành theo không ạ?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Pháp môn Thiền Tông thì hiện tại thì được rất nhiều Người họ hoan nghênh:

Thứ nhất là đi theo đúng lời Phật dạy là theo theo lời Phật dạy là phải có bản thân là phải lo cho bản thân có Gia đình lo cho Gia đình và có Tổ Quốc là lo cho Tổ Quốc đó; thì đó cũng là một cái được mà Đức Vua Trần Nhân Tông là đã truyền lại cho hậu thế đó; thì trong đó có Tác giả – Soạn giả Nguyễn Nhân cũng đã có biên soạn ra quyển sách gọi là Đức Vua Trần Nhân Tông dạy con về cách Tín ngưỡng và các sự thật nên Trái Đất này.

MC Mai Anh: Dạ vâng ạ, Như vậy có thể nói là Pháp môn Thiền Tông thì cũng giảng dạy những cái điều rất là gần gũi với đời sống thôi đúng không ạ?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Vâng

MC Mai Anh: Vâng ạ, thưa Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh, theo các nhà nghiên cứu thì Phật Giáo cũng đã du nhập vào Việt Nam từ rất là lâu rồi và đã có cái thời gian rất là Hưng thịnh. Vậy thì Pháp môn Thiền Tông đã phát triển như thế nào ở Việt Nam và hiện nay thì phổ biến như thế nào?

Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh: Vâng, theo các nhà nghiên cứu Khoa học, đặc biệt là nghiên cứu về các Tôn giáo; thì Người ta khẳng định rằng là Phật Giáo và Đạo Giáo là hai cái Tôn giáo lớn đã vào với Việt Nam từ đầu Công nguyên, từ Thế kỷ 2, Thế kỷ 3; với một cái Nhân vật mà Truyền giáo từ Ấn Độ sang ấy Khương Tăng Hội là rất nổi tiếng; đây gọi gần như là Thủy tổ của Phật Giáo vào Việt Nam.

Bởi vì ở Phật Giáo thì ra đời rất lâu rồi và trong Phật Giáo thì cái Thiền Tông ấy nó là được coi là gốc của Phật Giáo; bởi vì nó được sáng tạo được dạy dỗ từ Phật Thích Ca Mâu Ni, sau đó lại truyền qua 28 đời đến Đức Bồ Đề Đạt Đa; rồi sau này lại lan truyền ra các nước trên Thế Giới và nó phát sinh ra rất nhiều các cái Thiền phái khác nhau; thế thì khi Phật Giáo và Đạo Giáo đầu Công nguyên truyền vào Việt Nam; thì Nó gắn ngay với các cái Tín ngưỡng Bản địa; chính vì vậy mà Phật Giáo và Đạo Giáo đã gắn với Tín ngưỡng Bản địa và nó hòa quyện lại để nó nhào nặn, để sinh ra một cái thứ gọi là nó gọi là Phật Giáo được Bản địa hóa.

Vì trong cái này thì chúng ta thấy là cái Thiền Tông ấy nó luôn luôn là gần như là cái Cốt lõi về mặt Tư tưởng; thế thì khi vào Việt Nam ấy, thì cái Phật Giáo được truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam; và sau đó từ Việt Nam ấy, một số cá các Giáo sĩ bắt đầu lại truyền ngược cái Phật Giáo sang Trung Quốc; thì đến Thế kỷ 5 Thế kỷ 6 thì bắt đầu một số các Giáo sĩ từ Ấn Độ qua Trung Quốc truyền vào Việt Nam, thì mới sinh ra một loạt các Thiền phái; mà quy tụ lại có ba Thiền phái nổi tiếng khi vào Việt Nam; để sau này tôi dẫn dắt đến nó sinh ra một cái Thiền phái Trúc Lâm Trúc Lâm Yên Tử.

💥Thì cái Thiền phái nổi tiếng nhất mà từ Trung Quốc vào Việt Nam, đó là Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ông Thiền sư này thì là một Người Ấn Độ, gốc Ấn Độ; khi ông vào Truyền giáo vào trong Trung Quốc rồi từ Trung Quốc ông sang Việt Nam và ông Trụ trì ở cái vùng Bắc Ninh, vùng Dâu – Luy Lâu; thế thì ờ cái Phật Giáo theo cái Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi này là hướng con Người đến cái Tâm cái bình tâm, thứ hai là hướng đến cái điều cái tự tu chỉnh, tự tu chỉnh, tự Giác Ngộ.

💥Cái Thiền phái thứ hai là của Thiền sư Vô Ngôn Thông đã từ Trung Quốc, từ Ấn Độ sang Trung Quốc và vào Việt Nam; và cái Thiền phái này nó vào Việt Nam vào khoảng đầu Thế kỷ thứ 9 và nó có sự lan tỏa và tác động tương đối sâu sắc đối với Cộng đồng ở khu vực miền Trung và sau này miền Bắc.

💥Và cái Thiền phái thứ ba cũng rất nổi tiếng, do Thiền sư Thảo Đường, Người Ấn Độ vào Việt Nam; vào quãng đầu Thế kỷ thứ 11; lúc ấy là dưới triều Vua Lý Thánh Tông, được Vua Lý Thánh Tông tôn lên làm Quốc sư; và cái Thiền phái này thì nó tạo ra hướng đến một sự dung hòa giữa Phật Giáo và Nho Giáo; và chính vì thế mà nó rất hợp với cái định hướng của cái Triều đại Quân chủ Phong khiến độc lập; và nó rất gần với các giới Trí thức và những cái giới gọi là giới Tinh hoa trong Triều đình, trong Xã hội lúc bấy giờ.

Thì trên cơ sở của ba cái Thiền phái này khi du nhập vào Việt Nam, thì đến Thế kỷ thứ 13 thì Trần Nhân Tông đã được tiếp thu; Ông đã Ngộ được những cái vấn đề mà ở trong các cái Thiền phái nó cô đọng, nó xúc tích và nó truyền tải lại cho các Hậu thế; nhìn rộng ra nó có những cái giá trị ý nghĩa, nó như một cái sợi dây để cố kết Cộng đồng, đoàn kết Cộng đồng.

Chúng ta thấy là Thiền Tông ấy Người ta không bó hẹp có phải không Thầy?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Dạ đúng!

Giáo sư Tiến sĩ Bùi Quang Thanh: Nó rất mở rộng, thành phần nào cũng có thể can dự được; và khi tất cả các thành phần khác nhau can dự vào cái Không gian Văn hóa Tín ngưỡng Linh thiêng đó, thì nó tạo ra cái sợi dây quan hệ và có sợi dây quan hệ thì nó tạo ra cái khối Đoàn kết; thì chúng ta thấy là cái Phật Giáo nói chung và cái Thiền Tông nói riêng; Nó là một cái sợi dây vô hình nhưng mà là chất keo rất là quan trọng để tạo ra cái sự cố kết Cộng đồng; và như thế cái Văn hóa này, nó tạo ra một cái sức mạnh mềm Văn hóa, để mà chống lại được những cái Tham – Sân – Si, chống lại được những biểu hiện tiêu cực, chống lại được những cái Mê tín Dị đoan trong Xã hội; và nó làm cho cái môi trường Văn hóa ngày một có sức sống, ngày một trong sạch và bền vững; và như thế sẽ hướng đến cái mục tiêu xây dựng nền Văn hóa Việt Nam Tiên tiến – Đậm đà Bản sắc Dân tộc.

MC Mai Anh: Vâng ạ, vậy để phát triển rộng rãi Pháp môn Thiền Tông thì nhà Chùa đã và đang có những cái Giải pháp như thế nào ạ? Thiền Tông Sư Anh Tuấn?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Để mà có những cái phát triển về Pháp môn Thiền Tông đó, thì nhà Chùa nói chung là về mặt Văn hóa, thì nhà Chùa cũng có tham tham gia vô trong chỗ Chính quyền Địa phương, bên Ủy ban Mặt trận gọi là đóng góp về cho các Quỷ Từ thiện của Địa phương; để mà tạo động lực cho chăm lo cuộc sống, cho bà con khó nghèo ở Địa phương.

Cái thứ hai nữa là tham gia vô những cái Chương trình bên Unesco; tại vì Chùa Thiền Tông Tân Diệu là hội viên của Di sản, thì tham gia vô trong Hội Unesco để mà nâng cao lên cái nhận thức của cái Người Phật tử, để họ hiểu về những cái Bản sắc Dân tộc của mình; thì đó cũng là một cái Phương pháp để mà tạo cái niềm tin cho Phật tử, họ tu tập theo Pháp môn Thiền Tông.

MC Mai Anh: Vâng ạ, vậy với những cái lợi ích mà Pháp môn Thiền Tông đem lại thì Người dân cũng như là các Phật tử đã đón nhận như thế nào ạ?

Thiền Tông Sư Anh Tuấn: Người dân rất là Hoan nghênh và vui mừng khi mà tìm hiểu đúng lời Phật dạy của mình; Họ không còn là Cúng – Tụng – Cầu xin nữa; mà Họ quay trở lại là chính bản thân của mình, chăm lo cho Gia đình của mình; cho Gia đình mình mỗi ngày được tốt hơn và cho Xã hội mình nó được tốt hơn.

MC Mai Anh: Thưa Quý vị và các bạn!

Sau cuộc trò chuyện với hai vị khách mời trong Chương trình ngày hôm nay, thì chúng ta có thể thấy Pháp môn Thiền Tông mang ý nghĩa cao cả trong việc dẫn dắt con Người, đi tìm sự Giác Ngộ thông qua chính bản thân mình; tự thân trải nghiệm và chứng ngộ. Đây là một hành trình cá nhân để Người tu tập Khám phá bản chất thực tại Giải Thoát khỏi khổ đau và tìm được sự An lạc Tự tại ngay trong đời sống hàng ngày; và Chương trình ngày hôm nay thì đến đây cũng hết rồi.

Cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi.

Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý vị trong các Chương trình lần sau.

Video: Đài Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam – VTC 10 (02/2025)

Nguồn Thiền Tông

✍️ Mục lục: Chùa Thiền Tông Tân Diệu 👉  Xem tiếp

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với KênhNhóm trên Telegram

      

   

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *