Bí Kíp Thiền TôngSách Thiền TôngTinh hoa Đạo Phật

Quyển 06: Huyền Ký của Đức Phật và những vị Ngộ thiền

✍️ Mục lục:

4- Cô Trần Thùy A.., (TP. Hồ Chí Minh) có hỏi 3 câu:

Câu 1: Trong quyển số 7 của soạn giả Nguyễn Nhân viết có câu:
– Minh tâm Kiến Tánh Như Lai…
Có phải tâm mình sáng thấy được Tánh Phật không xin Trưởng ban giải thích để chúng tôi hiểu.
Câu 2: Một vị Phật phân thân để độ 1 người về Bể Tánh khi nào mới thành tựu được?
Câu 3 : Khi Chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến Pháp môn Thiền Tông học của Đức Phật dạy xong, các thế hệ sau phải làm gì, xin cám ơn?

Trưởng ban trả lời:

Câu 1 : Câu này tôi xin giải thích từng chữ, tự nhiên cô hiểu:

1. Minh là sáng, cái sáng này là của điện từ Quang bao bọc Tánh Phật của mỗi người.
2. Tâm là nói theo Vật lý, đúng nghĩa là cái hằng Biết của Tánh Phật của mỗi người.
3. Kiến là cái hằng Thấy của Tánh Phật của mỗi người.
4. Tánh là cái vỏ bọc bằng điện từ Quang bao bọc cái Ý, trong mỗi cái Ý có 4 thứ: Hằng Thấy, Nghe, Nói và Biết. Trong Phật Giới có Hằng hà sa số cái Tánh như vậy.
5. Như là cái như như chân thật trong Phật Giới
6. Lai là cái không đến không đi.

Sáu chữ này ý Đức Phật dạy:
– Khi nào các ông thấy bằng Tánh Thấy sáng suốt Thanh Tịnh, thì các ông thấy được bằng Tánh Thấy Như Lai của các ông, nếu biết tạo ra Công đức nữa thì mới thoát ra ngoài vòng Luân hồi được.

Câu 2: Một vị Phật muốn độ một người nào đó vào Phật Giới tùy theo thời kỳ.

Một: Nếu không có Phật ra đời thì phải đợi Phật ra đời.
Hai: Khi Phật ra đời có 3 thời kỳ: Thượng – Trung – Hạ pháp. Duy nhất, chỉ có thời Mạt pháp trở đi thì Đức Phật mới độ nhanh được. Tuy nhanh, nhưng đời Mạt pháp không quá 1 ngàn người vào Phật Giới. Vì vậy, thời gian không thể nào nói đúng được.

Câu 3: Chùa Thiền Tông Tân Diệu có nhiệm vụ phổ biến Pháp môn Thiền Tông học của Đức Phật truyền theo dòng Thiền Tông. Khi nào phổ biến xong Pháp môn Thiền Tông học này.

Sau đó, ngôi Chùa này chỉ là một di tích vậy thôi, còn Mạch nguồn Thiền Tông sẽ chảy đi nơi khác, do người có Tâm – Tài – Lực dồi dào mang đi. Vì vậy, trong Huyền Ký của Đức Phật có câu: “Đất Rồng chảy khắp Thế Gian”.

Còn ở tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu này sẽ có người nối tiếp gìn giữ ngôi Chùa này, nhưng thời gian không dài, sau đó bị những người tu: Cầu – Cúng – Lạy biến ngôi Chùa này 2 phần:

Một: Làm du lịch để lấy tiền.
Hai: Tổ chức Cúng – Lạy để có tiền nhiều hơn.

Cô Trần Thùy A… hỏi thêm:

– Người tu theo Thiền Tông là không chấp Ngã, cớ sao Chùa Thiền Tông Tân Diệu gần đây lại xảy ra tranh giành hơn thua với nhau?

Trưởng ban trả lời:

– Người sống nơi Thế Giới này là vậy, dù Chùa Thiền Tông hay Chùa Vật lý, không Chùa nào nằm ngoài Quy luật này được. Tuy nhiên, người nào tu Thiền Tông mà sống được với Tánh Phật của mình thì không tranh cãi; còn sống với Tánh Người thì phải tranh cãi thôi.

Tranh cãi này có 2 loại người:

Loại một: Người mà sống hoàn toàn với Tánh Người, thì người này chắc chắn có rất nhiều thủ đoạn: Nói xấu người khác và cũng có thể làm hại người khác, tức họ lúc nào cũng tìm cách triệt hạ người khác cho bằng được, mưu mô cướp công của người khác, mục đích là thực hiện cho bằng được, đó là Tánh của con Người. Nếu người này có chức có quyền, họ không ngại giết hại đối phương!

Loại hai: Người biết tu Thiền Tông thì họ không có những thủ đoạn như nói ở trên. Họ chỉ tranh cải cho qua vậy thôi. Người này không giận quá 1 ngày 1 đêm.

Vì nguyên lý này, Đức Phật có dạy cho người tu Thiền Tông phải triệt để tuân thủ 3 phần:

Một: Không tập trung đông người.
Hai: Không phổ biến Pháp môn Thiền Tông học này lâu dài.
Ba: Phải chú ý những người xung quanh mình, nhất là những người ghét cay ghét đắng Thiền Tông. Những người này Đức Phật gọi là Ma Vương đó! Hãy thật là cẩn thận với những người này.

Vì sao những người này ghét Thiền Tông như vậy?
– Vì Pháp môn Thiền Tông làm mất quyền lợi của họ, nên họ quyết chí phá cho bằng được Pháp môn Thiền Tông học này.

Video (Trích đoạn)

✍️ Mục lục: Quyển 06: Huyền Ký của Đức Phật và những vị Ngộ Thiền 👉 Xem tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *