Huyền Thuật và các Đạo sĩ Tây Tạng
Thiền Tông phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu, được Nhà sưu tầm Thiền học Phật giáo là soạn giả Nguyễn Nhân góp nhặt lại, biên soạn và viết ra thành 12 quyển sách nói về Pháp môn tu Thiền Tông, được những người trong và ngoài nước đọc… Trong qua trình Học và Hành theo Thiền Tông, với tinh thần cầu thị và Nhân duyên lớn đã đưa đến và biết được các Sách, Video của các Tác giả, những người yêu thích sưu tầm và đăng tải giúp cho việc học Thiền Tông có cách nhìn toàn diện hơn; Một số tác phẩm hay có thể có liên quan đến Bản quyền, rất mong được lượng thứ, vì Trang Web này chia sẻ không nhằm mục đích thương mại và vụ lợi… Xin trân trọng giới thiệu.
Thiền Tông Mạng XH Sách Giải đáp Album
✍️ Mục lục: Sách Tâm Linh
⭐️ Luân Hồi – Chuyển Kiếp 👉 Xem
⭐️ Con Mắt thứ ba – Third Eye👉 Xem
⭐️ Akashic: Thư viện Vũ Trụ👉 Xem
⭐️ Nhìn thấu Thuyết Tiến Hóa👉 Xem
⭐️ Lượng tử – Quantum👉 Xem
⭐️ Tử Thư Ai Cập – Book of The Dead👉 Xem
✍️ Mục lục: Huyền Thuật và các Đạo sĩ Tây Tạng
Giới thiệu Tác giả và Sách
Chương 1 ⭐️Các Tu sĩ Huyền Môn 👉 Xem
Chương 2 ⭐️Đường vào Tây Tạng 👉 Xem
Chương 3 ⭐️Huyền thuật và Ma thuật 👉 Xem
Chương 4 ⭐️Các vị Tổ Mật Tông 👉 Xem
Chương 5 ⭐️Các Bộ môn Huyền thuật khác 👉 Xem
Chương 6 ⭐️Lý thuyết và Thực hành 👉 Xem
⭐️Lời kết 👉 Xem
Giới thiệu Tác giả và Sách
Ngày nay có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thề kỷ.
Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng vầ Phật học. Bà nhận thấy truyền thống vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dầu quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn.
Trong cuốn “Đường mây qua xứ tuyết” bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn “Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng”, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ người Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa có người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không như Lạt ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các pháp thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau.
Tác giả: Alexandra David – Néel
Về Tác giả:
Alexandra David Neel (1868 – 1969) là người phụ nữ da trắng đầu tiên du hành khắp Tây Tạng và đến được thủ đô Lhassa. Bà đã dành ra hơn 12 năm nghiên cứu về Phật học tại đây, lúc thì trong những tu viện hẻo lánh, khi thì nhập thất trong một hang động trên đỉnh Tuyết Sơn (Himalaya). Trong những tác phẩm viết về Tây Tạng, sách của bà chiếm một vị trí vô cùng quan trọng và được xem là những tài liệu có giá trị vượt thời gian. Phần lớn độc giả đều biết đến bà qua cuốn Voyage d’une Parisienne à Lhasa, một cuốn sách đã làm say mê hàng triệu độc giả khắp thế giới.
Bà được trao giải Gold Medal of the Geographical Society of France và huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Ít lâu sau, bà đã lần lượt cho ra mắt những cuốn sách viết riêng về những đề tài như Initiations lamaiques (tạm dịch Những cuộc điểm đạo xứ Tây Tạng), Magie d’amour et magie noire (tạm dịch Phép thuật về tình ái và tà thuật), Scenes du Tibet inconnu (tạm dịch Phong tục kỳ lạ xứ Tây Tạng), Le lama aux cinq sagesses (tạm dịch Vị Lạt Ma có năm phép thần thông) và sau cùng là cuốn Mystiques et magiciens du Tibet (Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng), nội dung đề cập đến các hiện tượng huyền bí, đi sâu vào thế giới bí mật của các đạo sĩ xứ này.
Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ
lạ như vậy. Nhiều người cho rằng chỉ tại nơi đây người ta mới trải nghiệm
được những sự kiện mầu nhiệm, những hiện tượng siêu nhiên huyền bí vượt
xa sức tưởng tượng của con người. Nhưng “phép lạ” chỉ là “phép lạ” khi
người ta chưa hiểu biết, chưa thể chứng minh hoặc giải thích. Một khi đã
nghiên cứu thấu đáo, đã đạt tới tầm mức hiểu biết chính xác, và biết cách
phát triển các khả năng phong phú sẵn có của con người, thì các hiện tượng
vẫn được xem như là “phép lạ” cũng chỉ là một hiện tượng thông thường
vẫn hằng hiện diện trong vũ trụ mà thôi.
Dịch giả: Nguyên Phong
Lời giới thiệu
Ngày nay, có lẽ Tây Tạng không còn là một nơi chốn huyền bí, lạ lùng nữa. Người ta có thể du lịch đến thủ đô Lhasa một cách tương đối dễ dàng, nhưng Tây Tạng ngày nay không còn như Tây Tạng cách đây nửa thế kỷ.
Trước khi qua Tây Tạng, tác giả cuốn sách này, bà David Neel đã là một học giả nổi tiếng về Phật học. Bà nhận thấy truyền thống Phật giáo dù theo Tiểu thừa hay Đại thừa vẫn có những điểm tương đồng, nhưng truyền thống Phật giáo tại Tây Tạng lại dường như khác hẳn nên bà quyết định qua xứ này nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Tây Tạng khi đó đang ở trong tình trạng giao thời với nhiều biến động chính trị. Mặc dù quân đội Anh vừa xâm lăng, bắt buộc xứ này phải thông thương với ngoại quốc, nhưng người Tây Tạng vẫn giữ thái độ thù nghịch với tất cả những gì đến từ bên ngoài. Tuy chính sách bế quan tỏa cảng đã bị loại bỏ nhưng nó vẫn được thi hành có phần chặt chẽ hơn.
Trong cuốn Đường mây qua xứ tuyết, bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt Ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng, xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa một người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không giống như Lạt Ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các phép thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau.
– Nguyên Phong
Video: Toàn bộ
Nguồn Internet
✍️ Mục lục: Huyền Thuật và các Đạo sĩ Tây Tạng 👉 Xem tiếp
Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ với Kênh và Nhóm trên Telegram